Tuyên truyền ngày nay Tuyên truyền

Bài viết hoặc đoạn này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Hầu hết các hệ thống chính trị ở các quốc gia đều sử dụng tuyên truyền. Điều này đặc biệt được sử dụng ở những vùng có nguy cơ bùng nổ xung đột và bất ổn.

Quốc tế

Slogan: Brasil - hãy yêu hay là rời khỏi

Quảng cáo đã trở thành hình thức hình thức tuyên truyền phổ biến nhất trên thế giới để các tập đoàncông ty quảng bá hình ảnh của mình cho mọi người với nhiều hình thức khác nhau. Từ các tờ rơi nhỏ bé cho đế các panel to đùng khắp nơi và từ khi internet ra đời thì việc quảng cáo ngày càng phát triển khi nó không có giới hạn về biên giới hay khu vực.

Trung Quốc

Vở ballet mang tính cách mạng thời Cách mạng văn hóa

Lần đầu tiên kể từ năm 1949 chính phủ Bắc Kinh Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã cho phép các phóng viên trong và ngoài nước lên Tân Cương để đưa tin giải thích về các vụ bạo động tại vùng này.[15]

Từ năm 2005, Bộ Giáo dục Trung Quốc triển khai hệ thống kiểm duyệt thông tin các diễn đàn, xuất phát từ một sáng kiến của Chi bộ Đảng ở Đại học Nam Kinh về việc thuê một nhóm sinh viên làm việc bán thời gian để bình luận trên các diễn đàn với nội dung thân Đảng và phản bác lại những quan điểm không có lợi. Mô hình này sau đó được các cấp lãnh đạo cao nhất chấp thuận, đã nhanh chóng lan ra các trường đại học cũng như các tổ chức Đảng và trở nên phổ biến trong cả nước.[16]

Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuê nhiều người (ở trung ương và địa phương) hoặc Đảng Cộng sản thuê để đưa các thông tin ủng hộ chính của Đảng nhằm định hình và hướng dẫn dư luận trên các diễn đàn Internet.[17] Các dư luận viên được trả 5 hào cho một bình luận mang tính hướng dư luận ra xa các phê phán đảng hoặc các nội dung nhạy cảm trên các website trong nước, hệ thống diễn đàn hoặc chat room, hoặc đưa các thông tin ủng hộ đảng Cộng sản.[18] Để gọi chung những người làm công việc đăng bình luận trên mạng, người Trung Quốc gọi là 網絡評論員 (Võng lạc bình luận viên), ngoài ra còn có những tên gọi khác không chính thức như 五毛党 (Ngũ mao đảng) hay là "Redguard" (Hồng vệ quân hay là Hồng vệ binh).[19]

Bán đảo Triều Tiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên giữa năm 2009 đã cho chiếu hình ảnh từ đài truyền hình Hàn Quốc trên sóng truyền hình nhà nước. Tuy nhiên, chính phủ Bình Nhưỡng đã lựa chọn và biên tập đoạn băng cẩn thận để củng cố cho đường lối tuyên truyền rằng Hàn Quốc là một nơi khốn khổ.[20]

Đối lại, Hàn Quốc cũng thường xuyên đưa ra các cáo buộc rằng Triều Tiên là một quốc gia nghèo khổ, người dân thất học với nạn đói giết chết hàng triệu người, dù điều này chưa bao giờ được kiểm chứng.

Việt Nam

Bích chương tuyên truyền tại Việt Nam với hình ảnh đoàn kết Công-nông-binh

Đảng Cộng sản Việt Nam có một hệ thống rất lớn từ Trung ương tới địa phương để tuyên truyền, tất cả nằm dưới sự chỉ huy của Ban Tuyên giáo Trung ương. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết 36 với chủ trương giáo dục văn hóa tuyên truyền nhằm mục đích tạo thay đổi ý thức chính trị của Việt kiều ở nước ngoài. Họ biết rằng đa số những người Việt này (nhất là những người di cư sang Mỹ) sở dĩ phải ở nước ngoài vì họ hay cha anh họ muốn trốn tránh chính phủ Cộng sản sau 1975, việc tuyên truyền nhằm mục đích làm thay đổi cái nhìn thù địch của những người này với hệ thống chính trị trong nước.[21]

Hoa Kỳ

Sau vụ khủng bố 11 tháng 9, chính quyền Hoa Kỳ cũng ra sức tuyên truyền kích động quần chúng Mỹ ủng hộ những cuộc tấn công vũ trang vào các nước Trung Đông (đặc biệt là Afghanistan) để tiêu diệt mầm mống thế lực khủng bố. Tiếp đến, trong tiến trình mở rộng chiến cuộc vùng vịnh, Hoa Kỳ đưa ra trước Liên Hiệp Quốc những bằng chứng giả tạo cho thấy Iraq đang phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau khi quân đội Mỹ và đồng minh tấn công Iraq thành công và chiếm được Iraq họ mới phải thú nhận rằng những dữ kiện này sai lạc.[22]

Luật pháp Hoa Kỳ cấm phát mọi các tuyên truyền trực tiếp tới dân Hoa Kỳ,[23] theo đạo luật năm 1948, nhằm ngăn các thông tin chống cộng sản và các thông tin tuyên truyền khác vào nước Mỹ kể cả của chính phủ Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tại Iraq, Mỹ có thực hiện việc tuyên truyền mang tính ủng hộ chiến tranh. Trong cuộc chiến chống khủng bố Al Queda thế kỷ 21 của Hoa Kỳ xảy ra, Mỹ cũng thực hiện việc tuyên truyền trên toàn thế giới, thông qua internet và từ đó các thông tin sẽ gửi ngược về Hoa Kỳ cho công chúng.[24][25] Có hai nghị sĩ Hoa Kỳ đang cố gắng hợp pháp hóa việc tuyên truyền ngay trong nước để tiện cho việc định hướng dư luận vì luật tuyên truyền cũ đang làm việc này trở nên rắc rối khi luôn phải phá luật.[24][26][27] Văn phòng trách nhiệm chính phủ Hoa Kỳ thì đã thực hiện các tuyên truyền cho dân chúng theo cách trả tiền cho bên thứ ba ra báo cáo và các phương tiền truyền thông sẽ lặp lại các báo cáo này.[28] Mỗi năm ước tính Hoa Kỳ đã dùng 4 tỷ đô cho việc điều hướng dư luận trong nước và tổng chi thêm khoảng 202 triệu cho việc này cho hai cuộc chiến trong năm 2012 sau khi giảm được từ 580 triệu năm 2009.[29][30]

Quân đội Hoa Kỳ đã thuê các nhà báo trực tuyến và thiết lập các trang web tại khu vực châu Âu, châu Phi và Trung Đông... vì luật Hoa Kỳ không cấm tuyên truyền bên ngoài lãnh thổ và dân Hoa Kỳ có thể dùng mạng để vào các trang web ở khu vực ngoài Hoa Kỳ này.[31] Quân đội Hoa Kỳ cũng đã ký hợp đồng với một công ty tư nhân để phát triển một phần mềm chuyên dụng giá trị 2.76 triệu đô theo đó người tung thông tin tuyên truyền bao gồm cả thông tin thân Hoa Kỳ lên mạng, dò tìm và chống các thông tin khủng bố hay các thông tin bất lợi cho Hoa Kỳ khác mà không sợ bị phát hiện thân phận thật.[32] Phần mềm này bị báo chí phê phán là có thể ngăn chặn việc tự do thông tin giống công việc mà Trung Quốc đang thực hiện.[33] Theo các sĩ quan cấp cao Hoa Kỹ, đây là chương trình chống khủng bố quan trọng, do thám tình báo để tìm ra các thành phần khủng bố và tuyên truyền khủng bố, các đối tượng thu nạp người đánh bom cảm tử.

Thế giới Hồi giáo

Tại nhiều nước Hồi Giáo, nhất là những nhóm tôn giáo cực đoan, tư tưởng chống phương Tây (nhất là Mỹ và Ixrael) được tích cực tuyên truyền. Những quốc gia phương Tây bị cho là đang "Tấn công các giá trị của đạo Hồi" cả bằng văn hóa lẫn quân sự, và người Hồi Giáo phải "thánh chiến" để chống lại "những kẻ ngoại đạo". Những người chết trong chiến đấu được coi là "tử vì đạo" và sẽ được ca tụng, các hình thức đấu tranh có thể bao gồm cả những hành động tấn công dân thường có chủ đích vốn bị lên án.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuyên truyền http://special.globaltimes.cn/2010-02/503820.html http://www.buzzfeed.com/mhastings/congressmen-seek... http://politicalticker.blogs.cnn.com/2007/07/16/ce... http://www.digitaljournal.com/article/304929#ixzz1... http://www.infowars.com/new-bill-would-make-it-leg... http://www.nytimes.com/2006/05/09/world/asia/09int... http://news.sohu.com/20050429/n225390790.shtml http://usatoday30.usatoday.com/news/military/story... http://www.voanews.com/vietnamese/2009-08-14-voa40... http://www.washingtontimes.com/news/2012/may/15/co...